Sáng ngày 24/10/2024, Hội Nông dân xã Kiệt Sơn, huyên Tân Sơn đã tổ chức ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi gà nhiệu cựa với sự chứng kiến của đại diện Hội Nông dân huyện Tân Sơn, cấp ủy, chính quyền địa phương và đông đảo hội viên nông dân xã Kiệt Sơn
Lãnh đạo Hội Nông dân huyện tân Sơn, lãnh đạo Đảnh uỷ xã Kiệt Sơn dự buổi ra mắt chi hội
Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi gà nhiều cựa được thành lập gồm 15 thành viên là hội viên nông dân của xã; tổng diện tích chuồng trại của tổ là gần 20.000 m² hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng có lợi. Chi hội là cơ hội và cũng là điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong việc trao đổi về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, kết nối, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, hướng tới xây dựng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, qua đó nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập ổn định cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
Sau buổi ra mắt các đồng chí lãnh đạo và các thanh viên tham quan mô hình nuôi gà nhiều cựa của Ông Nguyễn Phương Duy – tại khu Chiềng Lớn Sau buổi ra mắt các đồng chí lãnh đạo và các thanh viên tham quan mô hình nuôi gà nhiều cựa của Ông Nguyễn Phương Duy – tại khu Chiềng Lớn và mô hình trồng cây cam canh của ông Kiều Văn Tài – khu Chiềng Lớn tổng diện tích 7ha. Cho thu nhập trong năm 3 tỷ đồng.
Những năm qua, bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nông dân, củng cố và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; Hội Nông dân (HND) tỉnh luôn quan tâm đến việc tìm ra các giải pháp giúp hội viên giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Chính vì vậy, việc đào tạo dạy nghề, hỗ trợ về kiến thức khoa học, vật tư đầu vào, hỗ trợ vốn, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm… cho nông dân đã được HND tỉnh quan tâm giao nhiệm vụ cho Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp (Trung tâm) phối hợp với các Sở ban, ngành, doanh nghiệp, các ban, đơn vị, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện nhằm cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hội viên.
Thanh Sơn là huyện có 23 xã địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu mát mẻ, rất thích hợp trồng cây cam quýt. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân, trong những năm gần đây Hội Nông dân tỉnh đã làm tốt chương trình cung ứng phân bón NPK Lâm Thao chậm trả; Cùng với đó Hội còn phối hợp với Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại (IPM) trên các loại cây trồng, đặc biệt là cây có múi, cam quýt. Với phương châm chung tay hỗ trợ sản xuất trên địa bàn tỉnh, đồng thời cũng tạo ra các mô hình trình diễn phân bón giúp quảng bá, thúc đẩy thị trường cho các công ty. Thời gian qua các cấp Hội Nông dân đã phối hợp với công ty triển khai các mô hình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sử dụng phân bón NPK khép kín trên cây Bưởi, Cam, Quýt tại nhiều địa phương. Trong đó huyện Thanh Sơn là một trong những đại phương triển khai tốt mô hình này, bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng ghi nhận.
Để kịp thời cung ứng phân bón cho hội viên nông dân trên địa bàn huyện canh tác vụ chiêm xuân năm 2025 đảm bảo đúng khung thời vụ. Hội Nông dân huyện Tân Sơn đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ và công ty Suppe phốt phát lâm thao đã kịp thời cung ứng 883 Tấn.