Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa XVIII về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 617/KH-UBND ngày 26/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc tổ chức phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 135-KH/HNDT ngày 15/4/2016 phát động phong trào thi đua thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Với nội dung: Phát động hội viên nông dân tích cực thực hiện “Dồn đổi ruộng đất” và “Đổi mới mô hình sản xuất” tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Để thực hiện tốt phong trào thi đua Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã đề ra một số giải pháp thiết thực:
Một là: Tổ chức tuyên truyền vận động sâu rộng trong hệ thống tổ chức Hội và cán bộ, hội viên, nông dân về chương trình xây dựng nông thôn mới; Tích cực tuyên truyền Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa XVIII về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết 18 -NQ/TU của Tỉnh ủy Phú Thọ về dồn đổi ruộng đất, Nghị quyết 05-NQ/HNDTW ngày 29/7/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa V về tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 nhằm phát huy đầy đủ, toàn diện nội lực và tiềm năng, sáng tạo của nông dân, động viên, khuyến khích nông dân chủ động, tích cực tham gia với vai trò chủ thể ở nông thôn.
Hai là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế “Đổi mới mô hình sản xuất”, tuyên truyền vận động hội viên nông dân thống nhất, dân chủ, tự nguyện dồn đổi ruộng đất; tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn, theo chuỗi liên kết với các hình thức phù hợp; thúc đẩy tích tụ ruộng đất, đất vùng đồi, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy móc, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng lợi nhuận, tạo sự liên kết gắn bó hơn giữa các hộ nông dân với các trang trại, doanh nghiệp.
Ba là: Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi thông qua việc đẩy mạnh các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất; tiếp thu và chuyển giao có chọn lọc các thành tựu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương; lựa chọn các gương điển hình sản xuất kinh doanh giỏi có đổi mới mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, tổ chức cho nông dân tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. Chú trọng công tác bảo quản nông sản, kiểm soát sản phẩm nhằm cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm có chất lượng cao cho xã hội.
Bốn là: Tăng cường liên kết 4 nhà theo Quyết định 80/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp, Nông thôn theo hướng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Năm là: Phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao nhận thức cho nông dân thông qua hoạt động: truyền thông, tập huấn, xây dựng các mô hình điểm về môi trường ở nông thôn.
Sáu là: Vận động và hướng dẫn nông dân thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; nhân rộng mô hình gia đình văn hóa, thôn bản, làng văn hóa gắn với Cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”, làm thay đổi nhận thức, vai trò, trách nhiệm các cấp Hội và hội viên nông dân trong hành động đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn nông thôn, tạo sự cân bằng tương đối giữa các vùng miền, tạo sự chuyển biến ở các khu vực có nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII.
Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa XVIII về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 617/KH-UBND ngày 26/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc tổ chức phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 135-KH/HNDT ngày 15/4/2016 phát động phong trào thi đua thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Với nội dung: Phát động hội viên nông dân tích cực thực hiện “Dồn đổi ruộng đất” và “Đổi mới mô hình sản xuất” tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Để thực hiện tốt phong trào thi đua Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã đề ra một số giải pháp thiết thực:
Một là: Tổ chức tuyên truyền vận động sâu rộng trong hệ thống tổ chức Hội và cán bộ, hội viên, nông dân về chương trình xây dựng nông thôn mới; Tích cực tuyên truyền Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa XVIII về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết 18 -NQ/TU của Tỉnh ủy Phú Thọ về dồn đổi ruộng đất, Nghị quyết 05-NQ/HNDTW ngày 29/7/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa V về tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 nhằm phát huy đầy đủ, toàn diện nội lực và tiềm năng, sáng tạo của nông dân, động viên, khuyến khích nông dân chủ động, tích cực tham gia với vai trò chủ thể ở nông thôn.
Hai là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế “Đổi mới mô hình sản xuất”, tuyên truyền vận động hội viên nông dân thống nhất, dân chủ, tự nguyện dồn đổi ruộng đất; tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn, theo chuỗi liên kết với các hình thức phù hợp; thúc đẩy tích tụ ruộng đất, đất vùng đồi, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy móc, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng lợi nhuận, tạo sự liên kết gắn bó hơn giữa các hộ nông dân với các trang trại, doanh nghiệp.
Ba là: Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi thông qua việc đẩy mạnh các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất; tiếp thu và chuyển giao có chọn lọc các thành tựu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương; lựa chọn các gương điển hình sản xuất kinh doanh giỏi có đổi mới mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, tổ chức cho nông dân tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. Chú trọng công tác bảo quản nông sản, kiểm soát sản phẩm nhằm cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm có chất lượng cao cho xã hội.
Bốn là: Tăng cường liên kết 4 nhà theo Quyết định 80/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp, Nông thôn theo hướng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Năm là: Phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao nhận thức cho nông dân thông qua hoạt động: truyền thông, tập huấn, xây dựng các mô hình điểm về môi trường ở nông thôn.
Sáu là: Vận động và hướng dẫn nông dân thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; nhân rộng mô hình gia đình văn hóa, thôn bản, làng văn hóa gắn với Cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”, làm thay đổi nhận thức, vai trò, trách nhiệm các cấp Hội và hội viên nông dân trong hành động đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn nông thôn, tạo sự cân bằng tương đối giữa các vùng miền, tạo sự chuyển biến ở các khu vực có nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII.
Nguyễn Thị Kim Oanh
TRƯỞNG BAN BAN KINH TẾ - XÃ HỘI
HỘI NÔNG DÂN TỈNH PHÚ THỌ