THÔNG BÁO: Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 9/2023 Dự báo tình hình SVGH tháng 10/2023
I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 9/2023:
- Trên lúa mùa:
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 2.519,1 ha (Nhiễm nhẹ 1.836,6 ha, trung bình 682,5 ha). Diện tích đã phòng trừ 552,1 ha.
- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 579,3 ha (Nhiễm nhẹ 550,7 ha, trung bình 28,6 ha). Diện tích đã phòng trừ 28,6 ha.
- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 151,4 ha (Nhiễm nhẹ 98,8 ha, trung bình 52,6 ha). Diện tích đã phòng trừ 52,6 ha.
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Diện tích nhiễm 86,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ). Diện tích đã phòng trừ 68 ha.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 68 ha (Chủ yêu nhiễm nhẹ).
- Bọ xít dài: Diện tích nhiễm 18 ha (Chủ yêu nhiễm nhẹ).
- Chuột hại: Diện tích bị hại 6,2 ha (Chủ yếu hại nhẹ).
2. Trên cây ngô:
Trên ngô hè thu:
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 114,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
Trên ngô đông:
- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 57,2 ha (Nhiễm nhẹ 46,1 ha, trung bình 11,1 ha). Diện tích đã phòng trừ 11,1 ha.
3. Trên cây chè:
- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 941,1 ha (Nhiễm nhẹ 847,2 ha, trung bình 93,9 ha). Diện tích đã phòng trừ 93,9 ha.
- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 832,5 ha (Nhiễm nhẹ 656,6 ha, trung bình 175,9 ha). Diện tích đã phòng trừ 175,9 ha.
- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 245,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
4. Trên cây bưởi: Ruồi vàng, nhện các loại, rệp, sâu vẽ bùa, bệnh chảy gôm, loét hại rải rác trên cây bưởi.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 10/2023:
1. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên cây ngô giai đoạn 2 lá đến xoáy nõn, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Sâu xám, sùng đất, sâu ăn lá hại rải rác.
2. Trên cây rau: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu xám, sâu khoang hại rải rác.
3. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ hại nhẹ. Bệnh đốm nâu, đốm xám hại nhẹ.
4. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả, sâu đục thân, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.
5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh ăn lá bồ đề gây hại rải rác, bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ.
III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1. Trên cây ngô:
- Sâu keo mùa thu:
+ Biện pháp canh tác, thủ công: Làm đất kỹ, sạch cỏ; kết hợp làm cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trường thành, sâu non khi cây ngô còn nhỏ chưa xoáy nõn.
+ Ưu tiên biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả, giảm sử dụng hóa chất nhằm bảo vệ, phát triển thiên địch có ích, giúp bảo vệ môi trường; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...) để hạn chế tác hại của sâu.
+ Biện pháp hoá học: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ Sâu keo mùa thu như: Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC; Dylan 2.0 EC; Angun 5WG; Emagold 160SC; Chetsau 100WG; Clever 300WG/150SC; Sunset 150SC; Millerusa 400SC; Indogold 150SC.... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.
2. Trên cây chè:
- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...
- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, Sudoku 58EC …
- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Aga 25EC,...
4. Trên cây bưởi:
- Ruồi vàng hại quả: Dùng bẫy dính màu vàng hoặc chất dẫn dụ côn trùng (ví dụ: Vizubon D AL, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900 OL, Flykil 95EC, …) để bắt trưởng thành. Khi vườn có tỷ lệ quả bị hại từ 5% trở lên có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật như: Silsau 3.5EC, SK Enspray 99EC, Takumi 20 SC, … để phun phòng trừ.
- Sâu đục thân, cành: Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu mới đục (đùn mùn trắng) và bắt giết sâu non.
- Bệnh chảy gôm: Khi có 5 % cây, 25 % cành, quả bị bệnh sử dụng các loại thuốc đặc trị để phòng trừ, ví dụ như: Insuran 50WG, Profiler 711.1WG, Aliette 800WG,...
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.
Tài liệu do: CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV TỈNH PHÚ THỌ CUNG CẤP