QUY ĐỊNH
VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA HỘI NÔNG DÂN TỈNH PHÚ THỌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số - QĐ/HNDT, ngày tháng 7 năm 2015 của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về nguyên tắc, danh hiệu thi đua; đối tượng, tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng, thẩm quyền xét danh hiệu thi đua, khen thưởng và một số nội dung liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân tỉnh; Hội Nông dân các huyện, thành, thị; Hội Nông dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Hội Nông dân cơ sở) .
2. Cán bộ Hội Nông dân và hội viên nông dân.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống Hội, nông dân đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu hoặc có những đóng góp lớn cho sự phát triển của tổ chức Hội và phong trào nông dân tỉnh Phú Thọ.
Điều 3. Nguyên tắc Thi đua, khen thưởng
1. Nguyên tắc thi đua
a) Thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, dân chủ, đảm bảo tinh thần đoàn kết, thống nhất, hợp tác, phát triển và đóng góp có hiệu quả cho công tác Hội và phong trào nông dân.
b) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả thực hiện nội dung, tiêu chuẩn thi đua của tập thể và cá nhân đã đăng ký tham gia phong trào thi đua.
c)Tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua đều phải đăng ký thi đua. Những trường hợp không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
2. Nguyên tắc khen thưởng
Khen thưởng là sự đánh giá, ghi nhận và biểu dương thành tích xuất sắc của tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp trong công tác Hội và phong trào nông dân. Khen thưởng được thực hiện trên nguyên tắc:
a) Kịp thời, chính xác, công khai, dân chủ, công bằng.
b)Thành tích đến đâu khen đến đó, một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một cá nhân hoặc một tập thể (trừ kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân Việt Nam”). Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được.
c) Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cơ sở, cá nhân, đặc biệt những cá nhân là người trực tiếp, có nhiều sáng tạo trong công tác, lao động sản xuất.
d) Khi xét khen thưởng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân lãnh đạo.
đ) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức tổ chức các phong trào thi đua và đối tượng khen thưởng. Tập thể, cá nhân được khen thưởng phải thực sự tiêu biểu, xứng đáng là tấm gương sáng cho mọi người làm theo.
e) Kết hợp giữa động viên tinh thần và khuyến khích bằng vật chất.
g) Không xét khen thưởng đối với những trường hợp:
- Tập thể, cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên (trong thời gian một năm kể từ ngày có quyết định).
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng không đúng thủ tục và thời gian quy định.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN
DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 4. Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên: Là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm tại cơ quan, đơn vị để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và được triển khai tại cơ quan, đơn vị để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
2. Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề): Là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt, nhanh, hiệu quả đối với những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
3. Phạm vi tổ chức thi đua: Phạm vi cấp tỉnh, huyện, cấp cơ sở.
Điều 5. Nội dung tổ chức các phong trào thi đua
1. Xây dựng nội dung các phong trào thi đua: Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền; nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm; xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể, phù hợp với thực tế và có tính khả thi, khả năng tham gia của các cấp Hội và các cá nhân.
2. Tổ chức phát động thi đua: Căn cứ nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, đặc điểm của từng cơ sở Hội để có hình thức, tổ chức phát động thi đua cho phù hợp, coi trọng công tác tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong cán bộ, hội viên nông dân, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua; chống mọi biểu hiện phô trương hình thức trong thi đua.
3. Triển khai thực hiện phong trào thi đua: Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, phát động và tuyên truyền kịp thời những kinh nghiệm hay, những điển hình, nhân tố mới trong thi đua để nhân rộng.
4. Sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua: Đánh giá kết quả thi đua; đối với những đợt thi đua dài ngày có sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc để khen thưởng.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức và tuyên truyền các phong trào thi đua
1. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân từ tỉnh đến cơ sở phối hợp với các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân cùng cấp để tổ chức phát động, chỉ đạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong các cấp Hội, trong cán bộ, hội viên nông dân, chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng; tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, giữ vững và phát huy tác dụng của các điển hình, nhân tố mới.
2. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh lãnh chỉ đạo các Ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân tỉnh; Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành, thị và cơ sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có trách nhiệm tổ chức các phong trào thi đua trong phạm vi quản lý.
3. Các cấp Hội có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về Thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua. Phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua; đấu tranh phê phán các hành vi, vi phạm pháp luật về Thi đua, khen thưởng.
Điều 7. Các danh hiệu thi đua
1. Đối với tập thể:
a) Các ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh:
- Danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến",
- Danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc".
b) Hội Nông dân huyện, cơ sở:
- Danh hiệu "Đơn vị xuất sắc",
- Danh hiệu “ Đơn vị tiên tiến”,
- Danh hiệu "Chi Hội vững mạnh xuất sắc",
- Danh hiệu “ Tổ Hội vững mạnh xuất sắc”.
2. Đối với cá nhân:
a) HND tỉnh:
- Danh hiệu "Lao động tiên tiến",
- Danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở".
b) Hội viên nông dân: “Hội viên xuất sắc tiêu biểu”
3. Danh hiệu hộ "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi":
Đối tượng, tiêu chuẩn danh hiệu hộ "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" được thực hiện theo Quy định về "Tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" các cấp của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các văn bản hướng dẫn hàng năm của Ban Thường vụ Trung ương Hội.
Điều 8. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua
1. Đối với tập thể
a) Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”, tiêu chuẩn thực hiện theo Điều 17, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, quy định của UBND tỉnh Phú Thọ và của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
b) Danh hiệu “Đơn vị xuất sắc”, đạt các tiêu chuẩn sau:
- Là đơn vị tiêu biểu trong số các đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”.
- Có sáng kiến nổi bật trong chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua và các nhiệm vụ công tác Hội đạt kết quả.
- Nội bộ đoàn kết.
c) Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, đạt các tiêu chuẩn sau:
- Đạt thành tích xuất sắc trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước của Hội, các cuộc vận động và nhiệm vụ công tác Hội; hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do Nghị quyết Ban Chấp hành các cấp Hội đề ra trong năm.
- Có sáng kiến trong chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua và các nhiệm vụ công tác Hội đạt hiệu quả.
- Nội bộ đoàn kết.
d) Danh hiệu “Chi Hội vững mạnh xuất sắc”
Là những chi Hội xuất sắc tiêu biểu được bình chọn trong số các chi Hội đạt tiêu chuẩn vững mạnh theo Hướng dẫn về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Hội của Ban Thường vụ Trung ương Hội.
e) Danh hiệu “Tổ Hội vững mạnh xuất sắc”
Là những tổ Hội xuất sắc tiêu biểu được bình chọn trong số các tổ Hội đạt tiêu chuẩn vững mạnh theo Hướng dẫn về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Hội của Ban Thường vụ Trung ương Hội và tỉnh Hội.
2. Đối với cá nhân: Danh hiệu “Hội viên xuất sắc tiêu biểu”
- Đối tượng, tiêu chuẩn:
+ Hội viên nông dân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đuợc tôn vinh, trở thành tấm gương trên một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực của công tác Hội và phong trào nông dân.
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người hội viên.
+ Gương mẫu, tiên phong trong các phong trào thi đua và các cuộc vận động của Hội, của Đảng, Nhà nước và của địa phương.
+ Được chi Hội bình chọn, suy tôn.
Điều 9. Thẩm quyền, thời gian xét, công nhận các danh hiệu thi đua
1. Thời gian bình xét.
Các danh hiệu thi đua được xét tặng hàng năm vào dịp tổng kết năm.
2. Thẩm quyền xét, công nhận:
a) Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh quản lý, thẩm định và xét, công nhận các danh hiệu thi đua sau:
- Đơn vị xuất sắc công tác Hội và phong trào nông dân cấp huyện, tỉ lệ không quá 45% trong số các huyện, thành, thị Hội đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”.
- Đơn vị tiên tiến công tác Hội và phong trào nông dân cấp huyện.
b) Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện quản lý, thẩm định và xét, công nhận các danh hiệu thi đua sau:
- Đơn vị xuất sắc công tác Hội và phong trào nông dân cấp cơ sở. Tỉ lệ không quá 45% tổng số cơ sở Hội đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”.
- Đơn vị tiên tiến công tác Hội và phong trào nông dân cấp cơ sở.
c) Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp cơ sở quản lý, thẩm định và xét, công nhận các danh hiệu thi đua sau:
- “Chi Hội vững mạnh xuất sắc”. Tỉ lệ không quá 45% tổng số chi Hội được xếp loại chi Hội vững mạnh.
- “Tổ Hội vững mạnh xuất sắc”. Tỉ lệ không quá 45% tổng số tổ Hội được xếp loại tổ Hội vững mạnh.
- “Hội viên xuất sắc tiêu biểu”. Tỉ lệ không quá 3% tổng số hội viên của chi Hội.
CHƯƠNG III
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 10. Hình thức khen thưởng của Hội Nông dân cấp tỉnh
Bằng khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp tỉnh được xét tặng hàng năm cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc.
1. Tiêu chuẩn
a) Bằng khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội phát động hàng năm.
- Lập được nhiều thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực, từng mặt hoạt động của Hội.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm, trong thời gian đó có 01 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
b) Bằng khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp tỉnh để tặng cho các tập thể (các ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh; Hội Nông dân cấp huyện, cấp cơ sở và chi Hội) gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
- Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực, từng mặt hoạt động của Hội;
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.
c) Bằng khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh để tặng cho gia đình hội viên nông dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho xây dựng nông thôn mới, tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam hoặc có tinh thần, nghị lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống và lao động sản xuất góp phần giảm nghèo, làm giàu cho gia đình.
d) Bằng khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tặng cho các tập thể, tổ chức, cá nhân ngoài tổ chức Hội, có nhiều đóng góp tích cực, thiết thực, hiệu quả xây dựng giai cấp nông dân và Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ, do các ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành, thị đề nghị.
2. Tỷ lệ xét tặng bằng khen tổng kết công tác Hội hàng năm
a) Tập thể
- Các ban, đơn vị thuộc tỉnh Hội: Không quá 30% tổng số ban, đơn vị.
- Hội Nông dân cấp huyện: Không quá 20% trên tổng số huyện, thành, thị.
- Hội Nông dân cấp cơ sở: Không quá 8% tổng số cơ sở Hội.
b) Cá nhân
- Cơ quan Hội Nông dân tỉnh: Không quá 15% trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.
- Cấp huyện: Không quá 10% trên tổng số cán bộ, công chức theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cấp cơ sở: Không quá 4% trên tổng số cán bộ chủ chốt cơ sở Hội (chủ tịch, phó chủ tịch).
3. Xét theo nhiệm kỳ
Bằng khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh được xét tặng theo nhiệm kỳ 5 năm một lần vào năm cuối của nhiệm kỳ đại hội cho các huyện, thành, thị, hàng năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu “Đơn vị xuất sắc” trong công tác Hội và phong trào nông dân.
Đối với cấp cơ sở, mỗi huyện, thành, thị Hội chọn 01 đơn vị dẫn đầu trong số các đơn vị xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen.
Điều 11. Hình thức khen thưởng của Hội Nông dân cấp huyện
Giấy khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp huyện được xét tặng hàng năm cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc.
1. Tiêu chuẩn
a) Giấy khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp huyện được xét tặng hàng năm cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích được bình xét trong phong trào thi đua;
- Lập được thành tích đột xuất;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Giấy khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp huyện được xét tặng hàng năm cho các tập thể có thành tích xuất sắc (cơ sở hội, chi hội), đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
- Lập được thành tích đột xuất;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Giấy khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp huyện để tặng cho gia đình hội viên nông dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho xây dựng nông thôn mới, tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam hoặc có tinh thần, nghị lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống và lao động sản xuất góp phần giảm nghèo, làm giàu cho gia đình.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn, tỉ lệ khen thưởng cụ thể do Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện quy định.
Điều 12. Hình thức khen thưởng của Hội Nông dân cấp cơ sở
Giấy khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp cơ sở được xét tặng hàng năm cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc.
1. Tiêu chuẩn
a) Giấy khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp cơ sở được xét tặng hàng năm cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích được bình xét trong phong trào thi đua;
- Lập được thành tích đột xuất;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là hội viên xuất sắc tiêu biểu.
b) Giấy khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp cơ sở được xét tặng hàng năm cho các tập thể có thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
- Lập được thành tích đột xuất;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.”
c) Giấy khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp cơ sở để tặng cho gia đình hội viên nông dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho xây dựng nông thôn mới, tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam hoặc có tinh thần, nghị lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống và lao động sản xuất góp phần giảm nghèo, làm giàu cho gia đình.
2. Đối tượng
a) Chi Hội, tổ Hội nông dân đạt nhiều thành tích qua sơ kết, tổng kết hàng năm và nhiệm kỳ.
b) Hội viên xuất sắc tiêu biểu.
c) Tập thể, cá nhân có thành tích ngoài Hội do Ban Thường vụ Hội cơ sở quy định.
3. Tiêu chuẩn, tỉ lệ khen thưởng cụ thể do Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp cơ sở quy định.
Điều 13. Khen thưởng theo đợt (hoặc theo chuyên đề)
Là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp phát động.
1. Điều kiện xét khen thưởng: Chỉ xét khen thưởng đối với các chuyên đề có trong nội dung thi đua, có tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết chuyên đề do Trung ương Hội, tỉnh Hội chủ trì hoặc phối hợp tổ chức.
2. Đối tượng
a) Tập thể, cá nhân là cán bộ Hội, hội viên nông dân các cấp.
b) Các ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh.
c) Tập thể, cá nhân đơn vị phối hợp.
3. Tiêu chuẩn
a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chỉ đạo, thực hiện chuyên đề.
b) Được các cấp Hội, các ban, đơn vị trực thuộc tỉnh Hội bình chọn, đề xuất.
4. Thời gian đề nghị : Trước Hội nghị tổng kết, sơ kết.
Điều 14. Khen thưởng đột xuất
Là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích đột xuất trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài dự kiến kế hoạch công việc bình thường mà tập thể, cá nhân đảm nhận.
1. Đối tượng, tiêu chuẩn
Tập thể, cá nhân trong và ngoài hệ thống tổ chức Hội, có hành động dũng cảm, có nghĩa cử cao đẹp vì giai cấp nông dân và sự phát triển của Hội Nông dân Việt Nam và cộng đồng, được Ban Thường vụ Hội nông dân các cấp, các ban, đơn vị trực thuộc Tỉnh Hội phát hiện, đề xuất.
2. Thời hạn trình xét khen thưởng: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị khen thưởng.
CHƯƠNG IV
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG, QUY TRÌNH, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT, ĐỀ NGHỊ DANH HIỆU THI ĐUA VÀ KHEN THƯỞNG
Điều 15. Thẩm quyền quyết định danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng của Hội Nông dân cấp nào do Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp đó quyết định theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp đó.
2. Việc khen thưởng theo chuyên đề và đột xuất, Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp giao cho Thường trực Hội Nông dân các cấp xem xét, quyết định.
3. Trường hợp cấp có thẩm quyền phát hiện tập thể, cá nhân lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất thì tùy theo thành tích đạt được để quyết định khen thưởng ở cấp mình hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khác khen thưởng kịp thời ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc, đột xuất.
Điều 16. Thẩm quyền quản lý mẫu cờ thưởng, bằng khen, giấy khen, hiện vật khen thưởng
Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành quy định thống nhất mẫu cờ thưởng, bằng khen, giấy khen trong hệ thống tổ chức Hội theo nghị định của Chính phủ.
Điều 17. Trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Cấp nào quyết định khen thưởng thì lãnh đạo cấp đó trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền cho lãnh đạo cấp dưới trao tặng.
2. Việc tổ chức lễ trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thực hiện theo nghị định của Chính phủ.
Điều 18. Trách nhiệm, quy trình, thủ tục xét, đề nghị khen thưởng
1. Cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Hội Nông dân tỉnh, các huyện, thành, thị Hội có trách nhiệm xem xét và đề nghị Ban Thường vụ tỉnh Hội xét, quyết định trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Hội Nông dân tỉnh.
2. Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác do cấp dưới trực tiếp của cấp Hội có thẩm quyền xem xét, quyết định và đề nghị khen thưởng.
3. Căn cứ vào các tiêu chuẩn cụ thể đã được xác định cho từng danh hiệu thi đua, từng hình thức khen thưởng các cấp Hội tiến hành bình xét công khai, dân chủ, chính xác, khách quan.
4. Kết quả bình xét được Hội đồng Thi đua, khen thưởng của từng cấp Hội xét và báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp đó xem xét, quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo t